
Người bị viêm họng có nên uống sữa không?
Vì thế, khi bị viêm họng mãn tính người bệnh nên bổ sung sữa để nhanh chóng khỏe mạnh, giảm được các triệu chứng ho và đau họng. Người bệnh nên uống sữa ở nhiệt độ mát vừa phải, không nên uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây ra kích ứng cho họng.
Một số tác dụng của sữa
- Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch: Hàm lượng các protein dồi dào có trong sữa tươi có công dụng giúp làm giảm huyết áp và tăng cường hoạt động của các mạch máu cũng như hệ tim mạch.
- Giúp xương chắc khỏe: Thành phần chính của sữa là canxi và vitamin giúp làm giảm các nguy cơ loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, uống sữa tươi mỗi ngày còn giúp phát triển chiều cao ở những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Đó chính là lý do mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn cần bổ sung 1 cốc sữa. Bởi thành phần axit amin Tryptophan có trong sữa sẽ tạo ra chất giúp kích thích giấc ngủ của bạn đến nhanh hơn, giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Những thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn phục hồi, các cơ được thư giãn và đầu óc minh mẫn, tỉnh táo hơn.
- Giúp giảm cân hiệu quả: Theo các chuyên gia, sữa tươi có tác dụng kiểm soát năng lượng nạp vào năng lượng, làm cho cơ thể luôn trong trạng thái no, không tạo ra cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
- Làm đẹp da: Các chất chống oxy hóa trong da như vitamin E, beta-carotene mang đến nhiều lợi ích cho da giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa nếp nhăn. Chị em phụ nữ có thể uống sữa, dùng sữa để rửa mặt, đắp mặt để làn da tươi sáng, mịn màng.
Viêm họng có nên ăn sữa chua?
Sữa chua là một trong những chế phẩm quan trọng nhất từ sữa, được nhiều người yêu thích. Sữa chua thường được biết đến tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng bên cạnh đó, sữa chua cũng giúp chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn probiotic được xem như chiếc áo bảo vệ cổ họng của bạn giúp chống lại vi khuẩn có hại gây bệnh. Bên cạnh đó các dưỡng chất có trong sữa chua sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể , đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng, từ đó rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.

Bị viêm họng nên ăn sữa chua không?
Tuy nhiên, khi ăn sữa chua bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn sữa chua khi vừa uống thuốc kháng sinh, nên cách ra khoảng 2 tiếng để kháng sinh không có cơ hội tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua, sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng, không nên ăn sữa chua khi bụng đang trong tình trạng trống rỗng hoặc quá no để đạt được hiệu quả cao nhất.
Viêm họng có nên uống sữa đậu nành?
Câu trả lời là có. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều protein, chất béo, đường, vitamin A, D, E, B1… cùng rất nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Vì thế, người ốm yếu, suy dinh dưỡng, lao động quá sức… đều được khuyên nên bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn hàng ngày.
Theo đông y, sữa đậu nành có tính mát, giúp bổ phế và có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa đậu nành trong lúc bị viêm họng bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không dùng sữa đậu nành để thay thế cho nước lọc khi uống với thuốc kháng sinh vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc và làm mất đi một số dưỡng chất tốt có trong sữa đậu nành, thậm chí là gây ra những vấn đề cho hệ tiêu hóa.
- Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành trong một ngày vì sẽ khiến thừa dinh dưỡng và đầy bụng.
- Không dùng sữa đậu nành chung với trứng hoặc thêm đường nâu vào sữa đậu nành vì có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Việc uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.
Đau họng uống sữa gì?
Khi bị đau họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm dạng lỏng là điều cần thiết để tăng cường chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh các loại cháo, bạn cũng có thể uống các loại sữa như: sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành… để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống sữa quá nhiều, uống sữa ở nhiệt độ quá lạnh cũng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Ngoài các loại sữa, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm sau để bệnh nhanh khỏi:
- Chuối: Chứa nhiều vitamin B6, kali và vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, loại quả này lại rất dễ nuốt nên sẽ không khiến thành họng của bạn bị tổn thương thêm.
- Súp: Trong súp có đầy đủ giá trị dinh dưỡng từ rau, trứng, thịt và chất bột giúp bổ sung đầy đủ năng lượng.
- Các loại trà thảo dược: Như trà gừng, cam thảo, chanh mật ong, sẽ giúp bạn làm dịu cổ họng và giảm ho. Bạn nên uống trà khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đờm nhanh loãng.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm họng có nên uống sữa và ăn sữa chua không, uống được sữa đậu nành không? Ngoài uống sữa và cẩn trọng sử dụng các loại thực phẩm khác, người bệnh muốn điều trị dứt điểm viêm họng cần sử dụng các loại thuốc đặc trị. Loại thuốc trị viêm họng được đánh giá cao nhất hiện nay là Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường. Bài thuốc Đông y sử dụng 100% thảo dược tự nhiên này đã được VTV giới thiệu đến đông đảo khán giả truyền hình trên cả nước.
Nguồn: copy